Việc sản xuất và nhân giống dây thìa canh bằng phương pháp gieo hạt gặp nhiều khó khăn do khả năng nảy mầm của hạt kém, tỷ lệ nảy mầm thấp ra rễ kém. Do đó, phương pháp nhân giống thay thế là giâm cành sẽ có lợi hơn trong việc đẩy nhanh nhân giống quy mô lớn, góp phần vào việc cải thiện và bảo tồn cây dây thìa canh, một cây thuốc nam rất có giá trị trong việc điều trị bệnh tiểu đường.

Kỹ thuật giâm cành cây dây thìa canh
Kỹ thuật giâm cành cây thìa canh
Dùng các chất kích thích ra rễ như : IBA, NAA, IAA để nhân giống dây thìa canh đạt hiệu quả tốt nhất.
Các chất kích thích nên pha theo nồng độ sau:
IBA: 1000ppm ( đạt tỷ lệ ra rễ cao nhất)
NAA: 1500ppm – 2000ppm
IAA : 1000ppm – 1500ppm
Các đoạn cành dây thìa canh (những đoạn có nhiều mắt ) được cắt có chiều dài khoảng 10-15cm
Trước khi cắm cành vào các khay xốp hoặc bầu đất ươm cây, cành được nhúng trong dung dịch khoảng 5 phút, sau đó đặt bầu cây trong vườn căng nilon trắng và lắp hệ thống phun sương. Giâm cành cây thìa canh được đặt trong điều kiện ẩm ướt trong nhà râm mát hoặc buồng phun sương để phát triển và kích thích sự mọc rễ của dây thìa canh. Sự ra rễ được bắt đầu trong vòng một tháng sau khi giâm.
Các khay xốp hoặc bầu đất ươm được lấp đầy bằng đất, cát và phân chuồng hoai theo tỷ lệ 1: 2: 1.
Tháng 2 đến tháng 3 là mùa tốt nhất để trồng các cành giâm trong vườn ươm, đặc biệt là trong điều kiện khí hậu ở miền bắc Việt Nam.
Khoảng cách, mật độ trồng dây thìa canh
Cần khoảng 6700 cành giâm rễ để trồng trong 1 ha đất. Với tỷ lệ sống 80%, sẽ cần khoảng 8400 cành giâm. Giâm cành được nhúng vào dung dịch NAA trong 6 phút trước khi trồng trong vườn ươm để thúc đẩy sự ra rễ.
Dây thìa canh thường phù hợp với đất cát hoặc đất mùn, 4 tháng sau khi trồng có thể bổ sung thêm hỗn hợp phân trùn quế, xơ dừa, bùn hun hoặc phân chuồng trại sẽ có kết quả tổng thể tốt hơn.
Xem thêm:
Giống cây thìa canh